Trường mầm non Sơn Ca xin cung cấp thông tin về môt số bệnh
thường gặp khi trời chuyển nồm ẩm.
Vào thời điểm này do nguồn không khí ẩm ngoài biển thổi vào gặp
ngay lớp không khí lạnh ở tầng thấp trong đất liền nên độ ẩm không khí tăng cao
lên mức 65 - 75%, kèm theo mưa phùn dài ngày khiến sinh hoạt của nhiều gia đình
trở nên khó khăn,các vết mốc xanh xuất hiện khắp nhà tắm, vòi sen, giày dép hay
bất cứ vật dụng nào khác trong nhà.
Các bệnh thường gặp khi trời chuyển nồm: Bệnh đường hô hấp,bệnh về da,thủy
đậu, bệnh sởi….
Cách phòng tránh bệnh khi trời chuyển nồm
Theo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
- Trưởng khoa Nhi cho biết, thời tiết
nồm ẩm kéo dài mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát
triển. Thời điểm này cũng là điều kiện thuận lợi dễ phát tán mầm bệnh trong
không khí, lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Trẻ em và người già,
đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng kém là đối tượng hay mắc bệnh.
Để phòng tránh các căn bệnh khi thời tiêt chuyển nồm, đặc biệt
là bệnh đường hô hấp, cha mẹ cần giữ ấm cho cơ thể cho trẻ, đeo khẩu trang khi
đi đường và đến chỗ đông người. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần
thiết… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường
sống phù hợp cho trẻ, tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh; đưa con đi tiêm phòng
đầy đủ để tạo miễn dịch cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu
ho, sốt, sổ mũi, khó thở… cần cho trẻ đi khám kịp thời.Nếu trẻ có những biểu
hiện sốt cao liên tục, trẻ bị viêm phổi bội nhiễm như phát hiện thở nhanh, rối
loạn tinh thần, kích thích, nôn, tiêu chảy… cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm
khám và điều trị kịp thời.
Các chuyên gia khuyến cáo, những ngày trời nồm, ẩm, tiết trời
thường chuyển hóa rõ rệt vào 3 buổi trong ngày, buổi sáng lạnh, trưa nắng ấm,
tối trời lại trở lạnh nên trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu cho trẻ mặc quá nhiều
quần áo, hoạt động nhiều khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, dễ bị cảm lạnh. Do đó, cha
mẹ cần phải chú ý mặc quần áo cho trẻ hợp lý khi đi học.
Để tránh mắc bệnh thời tiết nồm ẩm như hiện
nay, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thể của trẻ. Trẻ cần được
uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng,
phòng bệnh. Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí
ẩm vào nhà. Làm khô không gian sống bằng máy hút ẩm, không lau nhà bằng khăn
ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lau khô sàn nhà, không phơi quần áo
ướt trong nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc.