Thời điểm giao mùa Thu - Đông với đặc trưng của kiểu độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ốm vặt, sốt, ho, hắt hơi sổ mũi, viêm đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ em trong thời điểm giao mùa này. Nguyên nhân là do ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém khiến trẻ không có khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài (vi khuẩn, virus) tấn công và gây bệnh. Và thời tiết của năm nay cũng vậy, do diễn biến bất thường của nó, mặc dù đã là thời điểm cuối thu tiết trời bắt đầu se se lạnh nhưng vẫn còn có những cơn mưa nặng hạt, kéo dài. Và đây chính là điều kiện thuận lợi dẫn đến các bệnh tật ở trẻ.
1. Giữ ấm cho trẻ
Tránh cho trẻ bị ướt mưa, giữ ấm cho trẻ, nhưng không được quấn trẻ quá nhiều làm trẻ khó chịu. Bố mẹ cần cho trẻ mặc nhiều lớp áo khác nhau giúp cho việc giữ ấm được tốt hơn và bé có thể cởi bớt 1 hoặc 2 lớp áo khi cảm thấy nóng.
Đặc biệt, cần thường xuyên mang tất chân, găng tay, khẩu trang, đeo khăn quàng cổ và đội mũ len cho bé, bởi đó là những bộ phận rất nhạy cảm với tiết trời lạnh.
Ngoài ra, bố mẹ cũng phải hạn chế tuyệt đối việc cho trẻ ra nơi gió lạnh, có nhiều gió lùa, bởi điều đó sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh hơn.
Cần giữ ấm cho trẻ
2. Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá. Trẻ cần được mang khẩu trang phù hợp khi ra đường. Niêm mạc đường hô hấp như vùng hầu họng khi bị khô rất dễ bị tổn thương và xâm nhập bởi vi khuẩn, virus.
Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là sau khi trẻ được chở trên xe máy từ ngoài đường về nhà với khí trời lạnh và khô như hiện nay. Đặc biệt bố mẹ cần chú ý không bao giờ được cho trẻ ngồi trước xe máy (ngồi trước bố hoặc mẹ).
Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
3. Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là một trong những việc làm hết sức quan trọng và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cho trẻ em. Việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bảo gồm các việc sau:
Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
4. Tăng sức đề kháng cho trẻ
Bố mẹ cần phải biết rằng sức đề kháng của trẻ (hệ miễn dịch của trẻ) đóng vai trò chính bảo vệ cơ thể trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Do vậy, muốn trẻ có đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài cần chuẩn bị cho trẻ hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nhằm bảo vệ cơ thể trẻ từ bên trong.
Dưới đây là một số cách nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ:
+ Nuôi con bằng sữa mẹ đối với những trẻ nhỏ vẫn đang được dùng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu và giàu dinh dưỡng, có sức đề kháng tốt nhất. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong hai năm đầu đời có khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn rất nhiều. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng sữa mẹ càng lâu càng tốt.
+ Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
+ Cung cấp cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, tăng cường trái cây và rau xanh. Khuyến khích trẻ lớn tập thể dục phù hợp với lứa tuổi.
+ Đảm bảo đủ thời gian ngủ.
+ Không tùy tiện sử dụng kháng sinh.
+ Cân nhắc chỉ định hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng các sản phẩm Thuốc (khi có ý kiến của bác sỹ).
Tăng sức đề kháng là biện pháp hữu hiệu giúp con khoẻ mạnh
5. Khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời
- Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như ho, khò khè, sốt, nôn, ói, chảy máu cam, bú kém hoặc đột nhiên bỏ bú... bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.
- Để tránh lây lan cho cộng đồng và các trẻ khác, khi trẻ mắc các bệnh trên không nên cho trẻ đến trường và nơi công cộng khác.
Bé cần được thăm khám kịp thời
Thời tiết giao mùa không chỉ làm cho trẻ dễ mắc bệnh, mà ngay cả người lớn cũng dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột. Những cách trên đây mình tổng hợp sau khi nhờ bác sĩ tư vấn, hy vọng rằng sẽ giúp bố mẹ phần nào cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho con mình. Chúc các bé sẽ luôn khỏe mạnh để bố mẹ yên tâm làm việc!