BỆNH THỦY ĐẬU
Trường mầm non Sơn Ca xin kính gửi tới các quý vị PH một số thông tin về bệnh Thủy đậu
Mùa đông - xuân là lúc bệnh thủy đậu dễ bùng phát thành dịch. Trẻ em là đối tượng dễ bị thủy đậu tấn công. Ngoài ra, bệnh thủy đậu cũng rất nguy hiểm cho các thai phụ. Vậy bạn biết gì về bệnh thủy đậu và bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em
Chắc hẳn bạn đã nghe nói rất nhiều về bệnh thủy đậu vì đây là bệnh rất phổ biến ở nhỏ nhưng bạn đã biếtbệnh thủy đậu là gìvà nguyên nhân gây bệnh từ đâu?
Bệnh thủy đậu là bệnh do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh tấn công chủ yếu ở trẻ em dưới 12 tuổi, người suy giảm hệ thống miễn dịch và các thai phụ.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em có liên quan gì đến bệnh zona?
Nếu như lúc nhỏ trẻ đã từng mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona (giời leo) khi đến tuổi trưởng thành. Về lý thuyết, sau khi gây bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster không hoạt động nhưng vẫn còn tồn tại trong hệ thần kinh của người đã từng bị nhiễm bệnh. Ở độ tuổi trưởng thành, nó có thể tái
|
hoạt động và phát triển thành bệnh zona. Đó là lý do vì sao bệnh thủy đậu ở trẻ em lại liên quan đến bệnh zona. Các triệu chứng của bệnh zona bao gồm ngứa ran, ngứa hoặc đau tại một điểm trên cơ thể và sau khoảng 1-2 ngày, bệnh sẽ phát ban với các mụn đỏ và mụn nước.
Triệu chứng bệnh thủy đậu?
Sốt, phát ban và nổi mụn nước là những triệu chứng bệnh thủy đậu điển hình
Từ lúc ủ bệnh đến khi toàn phát, cáctriệu chứng bệnh thủy đậusẽ bao gồm sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt hoặc chán ăn. Sau khi sốt khoảng 1-2 ngày, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện ban hồng và có thể kèm theo các mụn nhỏ ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Sau đó, các mụn nước bóng sẽ xuất hiện. Ban đầu mụn có dịch màu trong sau chuyển sang đục. Mụn này sẽ tróc đi, đóng mày nhưng mụn mới sẽ lại tiếp tục mọc lên tại vị trí cũ và tạo thành các mụn đỏ, mụn nước và mày nâu trên khắp cơ thể cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Đó là nhữngdấu hiệu của bệnh thủy đậuđể dựa vào đó, bạn có thể phát hiện sớm và chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn y tế.
|
Người mắc bệnh thủy đậu có được tắm không?
Rất nhiều bố mẹ thắc mắc bệnh thủy đậu có được tắm không khi chính con mình là một bệnh nhân của căn bệnh này. Và câu trả lời chắc chắn là có. Một trong những nguyên tắc để giúp bệnh thủy đậu chóng khỏi đó chính là tránh nhiễm trùng. Chính vì vậy, nếu cơ thể trẻ không được vệ sinh, tắm rửa hàng ngày, đó sẽ là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng bội nhiễm.
Vacxin thủy đậu gồm bao nhiêu mũi?
Các nhà khoa học đã khẳng định vacxin thủy đậu có thể giúp trẻ nhỏ ngăn ngừa đến 99% nguy cơ mắc bệnh do virus varicella-zoster. Để đảm bảo hiệu quả của vacxin thủy đậu, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch:
- Mũi tiêm đầu tiên: khi trẻ được 12-15 tháng tuổi
- Mũi tiêm nhắc: khi trẻ được 4-6 tuổi
Châm xanh Methylene khi mụn nước vừa bong để chóng khô
Cũng vì lo lắng trước những cảnh báo về biến chứng bệnh thủy đậu nên nhiều bố mẹ sốt ruột tìm mọi cách để mong sao điều trị cho bé chóng khỏi. Tuy nhiên,cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhấtkhông gì hơn chính là chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn y tế vì đa phần bệnh sẽ khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Một số giải pháp như tránh cho trẻ gãi ngứa quá nhiều, giúp trẻ ngủ nghỉ hợp lý hay chậm xanh Methylene… cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh.
|
Bệnh thủy đậu cần kiêng những gì?
Trong thời gian mắc bệnh thủy đậu cần kiêng cho trẻ: nằm quạt lạnh, đến nơi đông người, gãi ngứa liên tục hay ăn đồ mặn. Ngoài ra, khi trẻ sốt, cần tránh chườm lạnh, tắm nước lá hay tự ý dùng thuốc giảm ngứa thoa lên nốt mụn nước. Những việc làm này phần nhiều không mang lại hiệu quả cao, ngược lại còn có thể đem đến những nguy cơ làm tăng biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Từ lúc toàn phát cho đến khi bệnh thủy đậu khỏi hẳn sẽ mất từ 7 - 10 ngày. Đây là khoảng thời gian không quá dài, nhất là với một loại bệnh có tính truyền nhiễm cao. Tuy nhiên, rất nhiều bố mẹ sốt ruột muốn biết bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi. Thực ra, tốc độ phục hồi theo trung bình là vậy nhưng tùy theo thể trạng và tình trạng tiêm ngừa vacxin thủy đậu của trẻ mà khả năng phục hồi sẽ nhanh hay chậm.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh thủy đậu. Mong rằng, nó sẽ là cuốn cẩm nang nho nhỏ để bạn có thể sử dụng khi cần.
MN SƠN CA